facebook

Giờ mở cửa: 12PM~07PM - Ngày nghỉ: Chủ Nhật

GÓC TOSHI: TAY TRÁI HAY TAY PHẢI DÀNH CHO MÁY NGANG - SỐ 3

20/12/2014 04:35 CH (Lượt truy cập: 12295)
Vào thập niên 90, các dòng máy ngang tay trái bắt đầu được xuất hiện nhiều hơn trên thị trường Nhật sau khi ông IMAE KATSUTAKA đưa ý tưởng "Dual Mode" (Phương thức kép) cho máy ngang, trong đó các cần thủ được khuyên nên chọn máy có tay quay phù hợp với từng loại mồi.

Sau sự kiện đó, máy ngang tay trái được phân phối rộng rãi trên thị trường và nhiều cần thủ chuyên nghiệp cũng đã làm theo ý tưởng của ông IMAE KATSUTAKA. Họ khẳng định, sử dụng tay quay trái hiệu quả hơn và nhanh hơn vì họ không cần phải chuyển máy từ tay phải sang tay trái sau khi quăng mồi. Có lẽ hầu hết những cần thủ Việt Nam sử dụng tay quay trái cũng có cùng ý nghĩ như thế.

Tuy nhiên ông MURATA HAJIME, đại diện của SHIMANO và là người được biết đến như một trong những chuyên gia về máy ngang, đang cảnh báo về lối suy nghĩ này.

Ngay lúc này, chúng ta cần phải tìm hiểu lại một chút về cách cầm cần máy ngang. Chúng ta luôn luôn có ba cách cầm: dùng một ngón tay, dùng hai ngón tay, hoặc dùng ba ngón tay để nắm. Ba cách này thật dễ dàng thực hiện. Tuy nhiên đều khác biệt ở đây là số lượng ngón tay bạn đặt lên phần phía trên “cái cò” của cán cần.


Theo như kỹ thuật cơ bản của việc sử dụng cần máy ngang thì cách nắm bằng một ngón tay được dùng khi chúng ta quăng mồi bằng một tay. Bởi vì chúng ta có thể điều chỉnh cổ tay một cách linh hoạt và uyển chuyển, vì thế việc quăng xa và điều chỉnh tầm quăng trở nên dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, cách nắm bằng ba ngón được dùng khi chúng ta cần thu mồi về. Với cách này, chúng ta có thể nắm máy và cần một cách chắc chắn, vì thế mà việc thu dây trở nên thuận tiện hơn, ngoài ra chúng ta còn có thể chịu lực tốt hơn khi cá cắn câu.

Nếu như chúng ta đang câu bằng một máy ngang tay trái và khi muốn thay đổi từ cách cầm một ngón sang ba ngón sau khi quăng mồi thì chúng ta buộc phải chuyển cán cần sang tay trái thêm một lần. Nói một cách khác là chúng ta mất đến hai bước để có thể chuyển cán cần trước khi bắt đầu thu dây. Nhưng nếu chúng ta đang dùng máy quay tay phải thì chúng ta có thể thu dây ngay sau khi chuyển cán cần sang tay trái.

Tuy nhiên có một sự thật là hầu hết các cần thủ sử dụng tay quay trái không làm theo các bước cơ bản trên. Họ thường sử dụng cách cầm một ngón; hoặc đôi lúc họ dùng cách cầm hai ngón hoặc ba ngón khi quăng mồi và khi thu mồi lại; ko có nhiều khác biệt về tư thế trong khi câu. Ông MURATA gọi đây là “cách cầm lười biếng” và ông cho rằng cách trên là sai khi dùng các dụng cụ câu cá.

Ông cũng chỉ ra vấn đề mất thăng bằng của máy ngang tay trái. Với loại máy này, phần nặng nhất nằm ở mép bên trái của máy. Nên khi các cần thủ quăng mồi bằng tay phải với chiếc máy có tay quay trái thì chiếc máy có khuynh hướng xoay về phía bên trong (bên trái), bởi vì tay phải của chúng ta chỉ có thể bị vặn vào bên trong.

Ông nói rằng sự mất thăng bằng này ảnh hưởng xấu khi chúng ta cần quăng một cách chính xác.

Và tất nhiên ông MURATA đang nói về phương thức câu ở cấp độ chuyên nghiệp. Vì thế nếu chúng ta câu cá chỉ để giải trí với bất kỳ cách câu nào thì chúng ta không cần phải áp đặt mình vào những lý luận trên. Tuy nhiên, đôi lúc việc học hỏi cách câu của những cần thủ chuyên nghiệp cũng là một việc hay và có ích.

TOSHI
Các tin / bài viết cùng loại:
Copyright © 2012 Saogiku. All rights reserved. Powered by Web7Màu.
Hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Chrome 15+, Firefox 7+, IE 9, Safari 5.
Địa chỉ: 868B Tạ Quang Bửu, Phường 5, Quận 8, Tp.HCM
Đt: 0902.632.786
 
To report a website bug, please send email to address: developers.web7mau@gmail.com
uranus0207@gmail.com
Core Version: 1.6.0.0