facebook

Giờ mở cửa: 12PM~07PM - Ngày nghỉ: Chủ Nhật

MADE IN JAPAN, JDM & SHIMANO STELLA

11/08/2014 01:40 CH (Lượt truy cập: 33981)

 

MADE IN JAPAN

Sản phẩm Nhật không phải lúc nào cũng có sự nổi tiếng như ngày nay. Trước kia (những năm 1950), sản phẩm "Made in Japan" được gắn với hình ảnh của loại sản phẩm rẻ tiền, là bản sao đơn giản của các sản phẩm Âu, Mỹ.

Danh dự cũng như lòng tự hào dân tộc đã khiến các các Tập đoàn Nhật Bản quyết tâm biến "ý thức về chất lượng" phải trở thành "thói quen thao tác" cho người lao động, nên từ năm 1960, đồng loạt các nhà máy, xí nghiệp của Nhật đều sản xuất theo khẩu hiệu: “Chất lượng sản phẩm là danh dự của quốc gia”!

Kết quả là "MADE IN JAPAN" đã có 1 bước tiến thần kỳ về chất lượng, mẫu mã khiến thế giới kinh ngạc & khâm phục khả năng "đi sau về trước" của sản phẩm Nhật. Cũng nhờ đó mà cả thế giới tin tưởng hàng hóa Made in Japan - 3 t này là s bo chng cho 1 dòng sn phm ưu tú, là đin hình ca sáng kiến, ca giá tr đồng tin, ca phong cách tinh tế và ca độ tin cy vượt tri. 

Tuy nhiên, từ 25 năm trở lại đây, nhằm tận dụng nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ tại các nước đang-phát-trin, chiến lược "Hàng rẻ dựa trên nguồn nhân công rẻ" được các Tập đòan lớn của các nước phát-trin thực hiện ồ ạt. Nhật Bản chính là nơi tiên phong trong chiến lược này.

Vậy nên ngày nay, hàng hóa bán tại Nhật nhưng "Made in... nước khác" (chủ yếu là China, Thailand, Vienam...) tràn ngập thi trường Nhật, từ thời trang đến linh kiện điện tử, từ sản phẩm gia dụng đến thực phẩm... Điều quan trọng là dù sản phẩm làm ra ở bất cứ nơi nào nhưng đã là sản phẩm làm cho Cty Nhật thì chất lượng phải đảm bảo “Made in Japan", đặc biệt các loại sản phẩm JDM ( Japanese Domestic Market - ch dành cho th trường Nht) thì CC TT!
 

JDM (Japanese Domestic Market - sn phm ch dành cho th trường Nht)

Người Nhật nổi tiếng với “Tập quán tiêu dùng" khó tính.

Điều ấy được hiểu là sự đòi hỏi tỉ mỉ của kỹ thuật, sự vượt trội về tính năng & sự tinh tế trong thẩm mỹ; nếu là thực phẩm hay dược phẩm thì yêu cầu vệ sinh, an toàn của Nhật đứng đầu thế giới!

Do đó, một quan niệm thực tế (dù bất thành văn) trong hoạt động sản xuất của các công ty Nhật là: với thị trường nước ngoài, công ty Nhật sản xuất nhằm mục đích đáp ng nhu cu ca người tiêu dùng; còn với thị trường nội địa Nhật, sản phẩm cùng chủng loại đó phải đạt tiêu chí tho mãn tp quán tiêu dùng của người Nhật.

 Ví dụ dễ hiểu nhất điển hình cho sự sàng lọc khắt khe của thị trường Nhật Bản là việc vô số các công ty có thể xuất hàng sang thị trường Âu, Mỹ những cũng mặt hàng đó lại không thể thông quan tại cửa khẩu Nhật vì không đáp ứng được quy chuẩn nhập khẩu JDM nghiêm ngặt của đất nước này.

 Thậm chí ngay cả khi được được thông quan và trở thành hàng hoá JDM thực thụ, thì chỉ một sơ suất nhỏ (như size ghi trên bao bì là 20.5 nhưng size hàng hoá thực tế là 20.7cm; như một vết lõm nhỏ trên bề mặt làm mất giá trị thẩm mỹ của món hàng; như hiện tượng dị ứng sau khi sử dụng thực phẩm / mỹ phẩm nhập Nhật…) cũng khiến tất cả các mặt hàng cùng loại bị thu hồi, cấm lưu hành, tiêu huỷ, thậm chí cấm nhập Nhật ngay lập tức.

 Ngoài ra, hàng hoá (đặc biệt là máy móc) muốn được trở thành sản phẩm JDM không phải chỉ dựa trên kết quả thẩm định chất lượng, mà còn phải qua bước sát hạch “năng lực hậu mãi" gắt gao. Nếu dịch vụ chăm sóc khách hàng của sản phẩm (như hoàn, đổi, sửa chữa…) không thoả mãn được yêu cầu tối thiểu của người tiêu dùng Nhật, nếu thương hiệu không chứng minh được khả năng khắc phục sự cố do sản phẩm gây ra (nếu có) với thị trường Nhật, thì hàng hoá đó không bao giờ được trở thành sản phẩm JDM.

 Những dẫn chứng trên lý giải việc không phải ngẫu nhiên mà “JDM” lại trở thành cụm từ mang tính toàn cầu hoá, khiến cả thế giới say mê và mong muốn được sở hữu “JDM” đến thế.

Cũng không phải vô cớ khi các công ty Nhật lại chấp nhận phức tạp hoá quy trình sản xuất bằng cách phân cấp (cũng là nâng cấp) việc chế tạo 1 sản phẩm cùng chủng loại bằng 2 dây chuyền sản xuất khác nhau, với mục đích cho ra 2 dòng sản phẩm tách biệt để đưa vào 2 thị trường khác nhau - sản phẩm dành cho nội địa Nhật (JDM) và sản phẩm xuất ra hải ngoại (OME - Oversea Markets Exported).

 Chính vì vậy, bất cứ doanh nghiệp thuộc ngành nghề nào, dù hoạt động sản xuất hay gia công, dù nhà máy tại Nhật hay nước khác… một khi cho ra đời được sản phẩm JDM thì danh tiếng công ty, uy tín thương hiệu, đẳng cấp sản phẩm, vị thế thương trường của doanh nghiệp đó…  đều đồng loạt được nâng hạng.

 

JDM & ĐỒ CÂU: 

Đối với các sản phẩm phục vụ bộ môn câu cá giải trí, thì đại đa số cần thủ trên thế giới đánh giá đồ câu JDM có chất lượng tốt hơn hẳn so với những sản phẩm xuất khẩu cùng chủng loại, vì mức độ yêu cầu và sự kỹ tính của cần thủ Nhật là cao nhất trên thế giới.

Đó là lý do tại sao nhiều thương hiệu sản xuất đồ câu nước ngoài (dù là các thương hiệu toàn cầu) đều đã phải bỏ cuộc khi đầu tư vào thị trường Nhật.

Tại Thái Lan, 7 SEAS PRO SHOP - một trong những shop kinh doanh đồ câu lớn nhất nước này đang bán những sản phẩm của Nhật, có cả hàng JDM và cũng có cả hàng Nhật bán cho Thị trường Hải ngoại. Thỉnh thoảng, vẫn gặp cùng một mẫu, cùng một dòng sản phẩm nhưng giá bán ra có sự chênh lệch giữa 2 phân khúc thị trường.

Chẳng hạn như, SHIMANO STELLA 8000HG với giá của sản phẩm JDM là 39.000 Baht, nhưng sản phẩm Nhật xuất khẩu chỉ là 37.000 Baht.

Mặc dù giá cao hơn nhưng khả năng tiêu thụ sản phẩm JDM luôn bán chạy hơn sản phẩm xuất khẩu từ Nhật.

Tại những khu vực khác như Âu, Mỹ, Phi…, Hiệp hội câu cá Nhật Bản cũng làm các cuộc khảo sát ghi nhận phản hồi về JDM của các cần thủ bản xứ, và báo cáo thống kê cuối cùng cho ra kết quả tương tự với Thái Lan - đồ câu JDM được xem là sản phẩm có chất lượng đứng đầu bảng xếp hạng.

Còn tại Nhật, với tư duy kinh doanh “Giá thành luôn đi đôi cùng cht lượng” thì bản thân giá bán ra của JDM đã nói lên sự khác biệt về chất lượng.

Trong khi phải cõng theo các loại thuế xuất/nhập khẩu; tốn kém thêm phí vận chuyển từ Nhật đi các nước; cộng thêm các khoản chi phí cơ hội khác trong quá trình Xuất khẩu thì Hàng MADE IN JAPAN xut khu vn có giá bán ra tương đương thm chí thp hơn JDM vn không phi chu các khon thuế/phí đó, (hơn nữa JDM còn được hưởng chính sách trợ giá của chính phủ Nhật cho những sản phẩm phục vụ thị trường trong nước)… thì càng khẳng định chất lượng của JDM thông qua giá bán có một sự bảo đảm mà các dòng hàng cùng chủng loại dành cho xuất khẩu KHÔNG THỂ SO SÁNH!

 

SHIMANO STELLA

 Hiện nay vẫn còn sự nhầm lẫn trong việc xác định giá trị đối với sản phẩm đồ câu MADE IN JAPAN vì nhiều cần thủ cho rằng hàng đã được sản xuất tại Nhật với mộc bảo đảm “MADE IN JAPAN” sẽ trị giá như nhau.

Một số cần thủ am tường hơn, có kiến thức về sự khác nhau giữa “MADE IN JAPAN - JDM” & “MADE IN JAPAN - xuất khẩu” thì lại e ngại vì không biết cách để kiểm tra sản phẩm mình mua thuộc thị trường nào…

 Nhân bài viết này SAOGIKU xin chia sẻ cách thức đơn giản để nhận biết sản phẩm JDM. Trong phạm vi hẹp, chúng tôi chọn SHIMANO STELLA làm điển hình.

 Trước tiên quý khách kiểm tra phần chân máy sẽ có dòng chữ “JAPAN”. Điều này nghĩa là máy đó chắc chắn được sản xuất ở Nhật.

 

 Tiếp theo, để kiểm tra chính xác máy thuộc thị trường nào thì quý khách làm theo các bước sau:

 Bước 1: xem mã trên vỏ hộp (quý khách xem hình sẽ biết vị trí ghi mã sản phẩm) Ở đây cửa hàng lấy mẫu là máy SHIMANO STELLA 4000XG thì mã sẽ là “5SE25H043

 

 Bước 2: quý khách xem giấy ghi chi tiết các bộ phận của máy đính kèm trong hộp. Ở đây khách hàng sẽ thấy chi tiết bộ phận máy được ghi bằng 3 ngôn ngữ khác nhau: Nhật, Anh và Pháp. Góc dưới bên trái mỗi hình sẽ có ghi chú phần mã. Lúc này chỉ cần so sánh mã trên hộp và mã trên hình sẽ biết chính xác phân khúc thị trường của máy.



 Tại sao lại có sự phân biệt giữa sản phẩm được sản xuất cho nội địa Nhật và cho nước ngoài:

 - Về chất lượng: sản phẩm nội địa Nhật luôn tốt hơn là điều không thể bàn cãi.

 - Về chế độ bảo trì và bảo dưỡng: những sản phẩm nội địa Nhật thì mới được bảo hành và sửa chữa tại trụ sở chính của hãng tại Nhật.

++++
CẬP NHẬT THÊM: 

Thông thường, các nhà sản xuất Nhật Bản vẫn tuyên bố “bảo đảm JDM & OME có chất lượng ngang nhau”. Thực ra đó là những phát ngôn an toàn, “ngang nhau” chưa chắc đã là “như nhau, giống nhau”. Hơn nữa, nếu thừa nhận thì họ xuất hàng bán cho ai? Và chỉ cần suy luận một chút sẽ hiểu được nếu không có khác biệt thì phải tách 2 dòng sản phẩm để làm gì? 
Những phát ngôn chính thức từ nhà sản xuất cơ bản là như vậy. 

Tuy nhiên, trên thực tế, khi có 2 bản thông số kỹ thuật JDM & OME của cùng 1 chủng loại hàng để so sánh thì những khác biệt dễ nhận diện nhất thường tập trung ở những điểm sau: 
- Vỏ bọc sản phẩm: JDM có chỉ số của độ chống trầy xước (chịu lực ma sát), độ chống thấm nước, độ chịu lực va đập, chống ăn mòn… đều cao hơn OME (VD về máy chụp hình Lumix, JDM chống va đập ở mức 47cm còn OME là 40cm (tức vỏ máy sẽ móp trong biên độ của độ cao đó khi rơi theo phương thẳng đứng); hoặc JDM chịu được áp lực nước ở độ sâu 6m nhưng OME chỉ là 5,2m.
- Kế đến, thiết bị bên trong cũng khác biệt, có điều đó là thứ ta không thể nhận diện được bằng trực quan mà cũng không được ghi nhận bằng văn bản. Nhưng nếu chịu khó đếm theo phương pháp thủ công (dựa vào bản ghi chú bộ phận máy), sẽ thấy máy JDM luôn có nhiều phụ tùng chi tiết hơn OME. Nếu khôNG đếm, thì ta chỉ phát hiện ra khi cần bảo hành, thay thế hay sửa chữa, nếu đem JDM đến các đại lý của OME, chắc chắn ko có phụ tùng tương đương, hoặc đồng bộ. Kể cả dầu máy tra cho JDM với OME cũng là 2 loại khác nhau.
- Cuối cùng là tính năng sử dụng: JDM luôn được bổ sung thêm một hoặc một vài tính năng sử dụng so với OME. 

Với những dẫn giải ở trên, thì cũng có thể đánh giá STELLA JDM & OME dựa vào mặt bằng chung
Còn sự khác biệt cụ thể của dòng máy này (chọn mẫu mới nhất của năm 2014 - STELLA FI à điển hình) thì thể hiện ở đây: STELLA JDM: có đến 14 loại máy, tương ứng 14 thông số kỹ thuật và 14 tính năng đi cùng máy; rất tỉ mỉ và chi tiết. OME cho thị trường Mỹ & châu Âu chỉ xuất có 4 loại máy (ký hiệu cũng khác), với 4 thông số kỹ thuật; tính năng chung.  
Mời tham khảo tại 2 link này: 

http://fish.shimano.com/.../reels/spinning/Stella_FE.html

Lấy 4 mẫu trùng nhau của JDM & OEM để so sánh sẽ thấy được sự khác biệt cụ thể mà ta muốn tìm hiểu.
Ngoài ra, nếu có 2 bản ghi chú phụ tùng chi tiết máy, chúng ta sẽ đếm được số lượng phụ tùng của STELLA JDM luôn nhiều hơn OEM vài món.

Tương tự, Daiwa Saltiga JDM có 16 loại máy (gồm cả Dog Fight và 2 mẫu Expedition) còn OME sang thị trường Âu, Mỹ chỉ có 6 (không có Dog Fight và chỉ 1 mẫu Expedition) http://www.daiwa.com/reel/detail.aspx?id=603
Chọn các mẫu trùng nhau giữa JDM & OME sẽ có kết quả gần như STELLA.

+++++

 

SAOGIKU,

Cam kết chỉ kinh doanh hàng chính hãng! 

Tự hào được uỷ thác phân phối & bảo hành JDM!
https://www.facebook.com/notes/saogiku-saogiku/made-in-japan-jdm-shimano-stella/325019917675723 

Save
Các tin / bài viết cùng loại:
Số bài/trang
Sắp xếp theo
Trang « 1 2 3
Số bài/trang
Sắp xếp theo
Trang « 1 2 3
Copyright © 2012 Saogiku. All rights reserved. Powered by Web7Màu.
Hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Chrome 15+, Firefox 7+, IE 9, Safari 5.
Địa chỉ: 868B Tạ Quang Bửu, Phường 5, Quận 8, Tp.HCM
Đt: 0902.632.786
 
To report a website bug, please send email to address: developers.web7mau@gmail.com
uranus0207@gmail.com
Core Version: 1.6.0.0