"DÂY PE KHÔNG PHÙ HỢP CHO MÁY CALCUTTA CONQUEST DC ĐÚNG KHÔNG?" Vào năm 2003 dòng máy có hệ thống DC đầu tiên đã xuất hiện đó là CALCUTTA CONQUEST DC. Câu hỏi đặt ra là "tại sao hệ thống DC lại là một bước cải tiến mới của dòng máy ngang?" Mục đích chính của hệ thống DC là giúp tránh trường hợp bị rối dây. Đây cũng chính là một trong những điểm yếu nhất của máy ngang. Bởi vì thường xuyên bị rối dây nên máy ngang thường được sử dụng bởi những cần thủ có nhiều kinh nghiệm. Chính vì lẽ đó mà khi hệ thống DC ra đời giúp cho những cần thủ tập sự cảm thấy dễ dàng hơn. Và ngay cả những cần thủ có nhiều kinh nghiệm thì hệ thống DC cũng giúp cho họ tập trung vào cá nhiều hơn vì đã giảm thiểu những rắc rối khi câu bằng máy ngang. Tuy nhiên với những hệ thống DC được lập tình để hỗ trợ quăng xa thì cũng dễ dàng nhận thấy những kỷ lục mới đã được thiết lập. Kỷ lục quăng xa nhất vào năm 2006 của máy ANTARES DC 2006 là 111m (có gió nhẹ), ngay cả vào năm 2013 với dòng máy ANTARES HG cũng chỉ đạt mức 99m (không gió). Ngoài ra hệ thống DC còn giúp tư thế mồi khi bay ra được ổn định, vì thế mà độ chính xác khi quăng cũng cao hơn hẳn. Trái lại thì hệ thống DC cũng có vài điểm yếu. Một trong những điểm yếu đó là máy DC không thể thiết kế phần spool (cái nồi, nơi chứa dây) nhẹ như máy thông thường được, bởi vì hệ thống này cần phải gắn một số bộ phận điện tử vào bên trong spool. Trong trường hợp giống vậy thì việc quăng xa với một con mồi nhỏ thì rất cần thiết. Hiện nay ở Nhật đang rất phổ biến sử dụng những con mồi nhỏ để câu bằng máy ngang, và họ gọi đó là "BAIT-FINESSE". SHIMANO có dòng máy ALDERBARAN dành cho kiểu câu này, nhưng nó vẫn chưa được lắp đăt hệ thống DC. Hiện tại SHIMANO đang cố gắng khắc phục điểm yếu này bằng cách thay đổi một số lập trình trong hệ thống. Và có nhiều thông tin bên lề là vào năm 2015 SHIMANO sẽ cho ra mắt dòng máy 2015 ALDERBARAN DC. Thêm một vấn đề khác nửa của dòng DC đó chính là mức giá. Giá bán lẻ thông thường CALCUTTA CONQUEST 200 tại Nhật là vào khoảng 570USD nhưng CALCUTTA CONQUEST DC 200 lại là 800USD. Cũng giống như bất kỳ lĩnh vực canh tranh nào thì hệ thống DC của SHIMANO cũng cố gắng cải thiện không ngừng từ ngày này qua ngày khác, và từ năm này đến năm khác. Trong tất cả các dòng máy DC thì chỉ duy nhất một mẫu máy được làm mới lại. Sự khác biệt giữa CALCUTTA CONQUEST DC 2009 và 2011 là như thế nào? Độ nhẹ của spool, độ bền của bạc đạn, hệ thống chính của máy... tất cả các bộ phận đều được xem xét và cải tiến. Tốc độ của hệ thống DC cũng đã tăng lên đáng kể từ 1/1000 giây đối với mẫu cũ và 1/2000 giây đối với mẫu mới. Sau đó hệ thống DC lại phát triển thành "DC +" cho máy 100/200 và "i-DC4" cho máy 50 Hệ thống DC cũ, cần thủ chỉ có thể điều chỉnh thắng 8 mức độ khác nhau. Nhưng tới "DC +" cần thủ có thể điều chỉnh 3 cấp độ với 8 mức thắng khác nhau. 3 cấp độ gồm: N dùng cho dây Nylon, F: dùng cho dây Fluorocarbon, và chúng ta cũng phải cẩn thận khi sử dụng cấp độ SP. Với máy 100, nếu chúng ta chỉnh cấp độ SP hệ thống DC sẽ rất phù hợp cho những con mồi nhỏ, nhưng với máy 200 thì cấp độ SP lại chỉ thích hợp cho những con mồi lớn. SHIMANO đã cố gắng thay đổi cấu tạo bên trong của hệ thống DC cho phù hợp với đặc tính của các loại máy khác nhau. Về hệ thống "i-DC4" của máy 50, chúng ta có thể điều chỉnh 4 cấp độ: L dành cho quăng xa, M dành cho quăng mồi ở cự ly trung bình, A là mức câu thông thường, W dành cho những ngày có gió. SHIMANO phát triển dòng máy này chủ yếu để câu cá Vược Đen (Black Bass) tại Nhật Bản. Vì thế mà nhà sản xuất không khuyến nghị sử dụng dây PE cho những dòng máy CALCUTTA CONQUEST, bởi vì người Nhật rất hiếm khi câu cá Vược Đen bằng dây PE. Tất nhiên là chúng ta không thể nói rằng dòng máy này không thể sử dụng được dây PE, nhưng việc lập trình bên trong hệ thống thì không phù hợp để câu bằng dây PE. Có lẽ để sử dụng được dây PE, SHIMANO cần phải cải tiến và cho ra đời nhiều mẫu máy khác nửa. TOSHI
Các tin / bài viết cùng loại: